Theo Nghị định 06/2022/NĐ-CP: Quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn và Quyết định 01/2022/QĐ-TTg ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính, các cơ sở nằm trong danh mục hoặc các cơ sở không thuộc đối tượng quy định được khuyến khích thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện, hoạt động của mình phải có trách nhiệm theo dõi và thực hiện theo Nghị định, nhằm nâng cao hình ảnh doanh nghiệp phát triển bền vững đáp ứng tốt các yêu cầu từ quốc gia. Bao gồm các bước sau:
BƯỚC 1. XÁC ĐỊNH PHẠM VI KIỂM KÊ
Để nắm bắt được tất cả lượng phát thải trực tiếp và gián tiếp của một doanh nghiệp, cần phải hiểu loại phát thải nào được bao gồm và loại phát thải không được bao gồm trong đó. MECARBON hỗ trợ doanh nghiệp nhận dạng ba phạm vị phát thải khí nhà kính, cho phép các doanh nghiệp phân biệt giữa lượng phát thải mà họ thải trực tiếp vào không khí, phần mà họ có quyền kiểm soát nhiều nhất, và lượng phát thải mà họ góp phần gián tiếp.
Phạm vi 1: Trực tiếp
Phạm vi phát thải 1 là trực tiếp nhất. Chúng bao gồm khí thải từ tất cả năng lượng được sản xuất tại hiện trường như đốt nhiên liệu, xe cộ của công ty và khí thải rò rỉ.
Phạm vi 2: Gián tiếp liên quan đến năng lượng
Phát thải phạm vi 2 vượt ngoài tầm kiểm soát tức thời của công ty; chúng đến từ nguồn điện hoặc nhiệt mà công ty mua để duy trì hoạt động cho các cơ sở của mình.
Phạm vi 3: Gián tiếp
Phát thải gián tiếp bao gồm cả các hoạt động ở khâu thượng nguồn (phát thải liên quan đến các sản phẩm được mua bới một công ty) và các hoạt động ở khâu hạ nguồn (những hoạt động liên quan đến sản phẩm mà doanh nghiệp bán).
MECARBON cùng Doanh nghiệp nhận diện các phạm vi phát thải khí nhà kính.
BƯỚC 2. THU THẬP DỮ LIỆU
Việc thu thập dữ liệu hoạt động được thực hiện sau khi xác định các nguồn phát thải trong phạm vi kiểm kê khí nhà kính (KNK) của doanh nghiệp.
MECARBON xây dựng các biểu mẫu thu thập dữ liệu tuân thủ các nguyên tắc theo ISO 14064-1:2018 để đảm bảo rằng thông tin liên quan đến KNK là bản báo cáo trung thực và công bằng. Có 5 nguyên tắc kiểm kê KNK bao gồm:
- Sự liên quan: Bao gồm các ranh giới liên quan và phương pháp luận phù hợp với nhu cầu của người sử dụng.
- Sự đầy đủ: Bao gồm các nguồn phát thải một cách toàn diện.
- Tính nhất quán: Có thể so sánh phát thải KNK theo thời gian.
- Sự chính xác: Dữ liệu và tính toán phải chính xác nhất có thể để giảm thiểu sự không chắc chắn và đảm bảo tính liêm chính của thông tin.
- Sự minh bạch: Thực hiện các quy trình và tài liệu minh chứng rõ ràng.
BƯỚC 3. KHẢO SÁT THỰC ĐỊA
Bên cạnh thu thập dữ liệu thô dựa trên biểu mẫu có sẵn, MECARBON còn thực hiện công tác khảo sát thực địa hiện trường công ty, hỗ trợ khách hàng thu thập nguồn thông tin đáng tin cậy thông qua các hoạt động như:
- Khảo sát, nhận diện các nguồn phát thải
- Đo kiểm các vị trí phát thải
- Định lượng phát thải khí nhà kính
- Nhận dạng các cơ hội giảm phát thải khí nhà kính
- Đề xuất các giải pháp quản lý phát thải khí nhà kính hiệu quả
BƯỚC 4. BÁO CÁO KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH
Đối với kiểm kê Khí nhà kính (KNK) cấp Doanh nghiệp, các phương pháp luận được sử dụng phổ biến như: Tiêu chuẩn Báo cáo và kiểm toán Doanh nghiệp; ISO 14064-1:2018 Quy định kỹ thuật với hướng dẫn để định lượng và báo cáo lượng phát thải và loại bỏ khí nhà kính ở cấp độ tổ chức,…
Nếu Doanh nghiệp cần thêm thông tin chi tiết liên quan đến thực hiện KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH (KNK), hãy liên hệ MECARBON để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp