1. KHÍ NHÀ KÍNH & CÁC LOẠI KHÍ NHÀ KÍNH CHÍNH?
Khí nhà kính là các khí tích tụ trong khí quyển và tạo ra lớp phản xạ nhiệt giúp Trái đất luôn ở nhiệt độ có thể sống được. Những khí này tạo thành lớp cách nhiệt giữ cho hành tinh ở mức trung bình 14oC (57oF).
Cacbon dioxit (CO2): CO2 được giải phóng thông qua các quá trình tự nhiên, chẳng hạn như phun trào núi lửa, hô hấp thực vật và động vật và con người thở. Nhưng nồng độ CO2 trong khí quyển đã tăng 50% kể từ khi Cách mạng Công nghiệp bắt đầu vào những năm 1800, do các hoạt động của con người như đốt nhiên liệu hóa thạch và nạn phá rừng quy mô lớn. Do sự phong phú của nó, CO2 là tác nhân chính gây ra biến đổi khí hậu.
Metan (CH4): Khí mê-tan được sản xuất tự nhiên thông qua quá trình phân hủy. Nhưng một lần nữa, hoạt động của con người đã làm mất cân bằng tự nhiên. Một lượng lớn khí mê-tan được giải phóng do chăn nuôi gia súc, bãi chôn lấp chất thải, trồng lúa và sản xuất dầu khí truyền thống.
Nito oxit (N2O): Nito oxit được sản xuất thông qua việc sử dụng quy mô lớn phân bón hữu cơ và thương mại, đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, sản xuất axit nitric và đốt cháy sinh khối.
Ngược lại, ba loại khí flo hóa công nghiệp – hydrofluorocarbons (HFC), perfluorocarbons (PFC) và sulfur hexafluoride (SF6) – chỉ do con người tạo ra trong quá trình công nghiệp và không có trong tự nhiên. Mặc dù chúng hiện diện với nồng độ rất nhỏ trong khí quyển, nhưng chúng giữ nhiệt rất hiệu quả, nghĩa là chúng cực kỳ mạnh.
SF6, được sử dụng trong thiết bị điện cao thế, có ‘Tiềm năng nóng lên toàn cầu’ lớn hơn 23.000 lần so với CO2.
2. HIỆU ỨNG KHÍ NHÀ KÍNH
Các khí hoạt động giống như các bức tường kính của nhà kính – do đó có tên là khí nhà kính. Nếu không có hiệu ứng nhà kính này, nhiệt độ sẽ giảm xuống mức thấp nhất là -18˚C (-0,4˚F); quá lạnh để duy trì sự sống trên trái đất.
Kể từ cuộc Cách mạng Công nghiệp, con người đã thải ra một lượng lớn khí nhà kính vào bầu khí quyển. Trong thế kỷ qua, số lượng đó đã tăng lên đáng kể, với tác động dây chuyền của sự nóng lên toàn cầu. Nhiệt độ toàn cầu đã tăng nhanh trong 30 năm qua và hiện là mức cao nhất kể từ khi các hồ sơ bắt đầu được ghi nhận.
3. VIỆT NAM VÀ CÁC HÀNH ĐỘNG ĐỐI PHÓ VỚI BIẾN ĐỘ KHÍ HẬU
Với xu thể hội nhập, tại COP26 Chính phủ Việt Nam cũng đã cam kết phấn đấu đạt Phát thải ròng bằng ‘0’ vào năm 2050 và 2 cam kết khác có liên quan chặt chẽ đến ngành nông nghiệp là: cam kết tham gia sáng kiến “Giảm phát thải khí methan toàn cầu” và cam kết thực hiện “Tuyên bố Glasgow về rừng và sử dụng đất”. Theo định nghĩa của Liên hợp quốc, net zero, hay phát thải ròng bằng 0, nghĩa là cắt giảm lượng phát thải khí nhà kính xuống càng gần không càng sớm càng tốt. Lượng khí thải còn lại cũng phải được hấp thụ lại vào bầu khí quyển, như bởi đại dương và rừng.
Ngay sau COP26, Việt Nam đã khẩn trương cụ thể hóa, bắt tay thực hiện ngay những cam kết của mình trước cộng đồng quốc tế. Trong đó, lộ trình chia theo 2 giai đoạn từ nay đến hết năm 2025 và từ năm 2026 đến hết năm 2030. Từ năm 2026 đến hết năm 2030 sẽ thực hiện các biện pháp thực hiện giảm nhẹ phát thải theo kế hoạch.
Để thực hiện các quy định trên, hơn 1.900 doanh nghiệp (thuộc các ngành công thương, xây dựng, giao thông vận tải, tài nguyên và môi trường) sẽ phải cung cấp số liệu hoạt động, thông tin liên quan phục vụ kiểm kê khí nhà kính của cơ sở của năm trước kỳ báo cáo theo hướng dẫn của bộ quản lý lĩnh vực trước ngày 31/3/2023. Tiếp đó, các doanh nghiệp tổ chức thực hiện kiểm kê, xây dựng báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở định kỳ hai năm một lần cho năm 2024 trở đi gửi Ủy Ban nhân dân cấp tỉnh trước ngày 31/3/2025 để thẩm định; hoàn thiện báo cáo kết quả gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 1/12 của kỳ báo cáo bắt đầu từ năm 2025.
4. TRÁCH NHIỆM CỦA DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC GIẢM NHẸ KHÍ NHÀ KÍNH VÀ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
4.1. Lộ trình thực hiện
Theo Luật Bảo vệ môi trường, cơ sở có lượng phát thải lớn sẽ phải cung cấp số liệu hoạt động, thông tin liên quan phục vụ kiểm kê khí nhà kính theo hướng dẫn của Bộ quản lý lĩnh vực trước ngày 31/3, kể từ năm 2023.
Từ năm 2024 trở đi, doanh nghiệp sẽ tổ chức thực hiện Kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở, xây dựng báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở định kỳ hai năm một lần, gửi UBND cấp tỉnh để thẩm định; Báo cáo kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở, gửi Bộ TN&MT từ năm 2025.
Cơ sở cũng cần xây dựng Kế hoạch giảm nhẹ phát thải KNK giai đoạn 2026 – 2030. Quá trình thực hiện kiểm kê KNK tại cơ sở phải được thực hiện bởi đơn vị, cơ quan, tổ chức có năng lực thực hiện theo các yêu cầu tại Nghị định 06/2022/NĐ-CP, đồng thời các hoạt động để đo đạc, báo cáo và thẩm định (MRV) kết quả giảm nhẹ phát thải KNK cũng phải được thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền ban hành.
4.2. Hạn ngạch phát thải KNK
Căn cứ kết quả kiểm kê KNK của quốc gia, của các lĩnh vực và của chính các cơ sở, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ quản lý lĩnh vực liên quan xây dựng, ban hành định mức phát thải KNK trên đơn vị sản phẩm đối với các loại hình cơ sở sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, tổ chức phân bổ hạn ngạch phát thải KNK cho các cơ sở cho giai đoạn 2026 – 2030 và hằng năm.
Theo quy định, cứ hai năm một lần, Thủ tướng Chính phủ sẽ ra quyết định điều chỉnh, cập nhật danh mục cơ sở phải thực hiện kiểm kê. Điều này đồng nghĩa với việc các cơ sở sẽ sớm ra khỏi danh mục này nếu đẩy mạnh triển khai các giải pháp giảm phát thải KNK. Nếu không dùng hết hạn ngạch, các cơ sở có thể bán cho các cơ sở khác có nhu cầu hoặc tự nguyện nộp trả lại cho Nhà nước, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nhẹ phát thải KNK của quốc gia.
Với cơ sở phát thải vượt quá hạn ngạch, có thể áp dụng các hình thức đấu giá, chuyển giao, vay mượn, sử dụng tín chỉ các-bon để bù trừ thông qua sàn giao dịch tín chỉ các-bon trong nước (sẽ vận hành thí điểm từ năm 2025). Nếu vẫn không đủ, cơ sở sẽ phải nộp tiền thanh toán cho lượng phát thải khí nhà kính vượt quá, đồng thời, khấu trừ vào vào hạn ngạch phân bổ cho giai đoạn cam kết sau đó. Về mức tiền phải nộp với mỗi tấn CO2 tương đương vượt ngưỡng, sẽ có quy định cụ thể khi vận hành sàn giao dịch.
5. MECARBON VIỆT NAM ĐỒNG HÀNH CÙNG DOANH NGHIỆP THỰC HIỆN KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH GIẢM THIỂU
5.1. Đối với kiểm kê KNK
Với kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn Kiểm kê Khí nhà kính cùng với đội ngũ kỹ thuật của MECARBON được đào tạo bài bản, đúng chuyên ngành kinh tế năng lượng, quản lý năng lượng, và các ngành kỹ thuật chuyên môn. Chúng tôi cung cấp dịch vụ Kiểm kê khí nhà kính theo Nghị định số 06/2022/NÐ-CP. Sử dụng dịch vụ của MECIE, Quý Công ty nhận được các lợi ích thiết thực như sau:
– Ðánh giá sử dụng năng lượng, phát thải khí nhà kính thông qua công tác khảo nghiệm bằng các thiết bị đo chuyên dụng, hiện đại.
– Xây dựng báo cáo kiểm kê KNK cụ thể cho doanh nghiệp.
– Hỗ trợ lập báo cáo thường niên về tình hình kết quả và kế hoạch sử dụng năng lượng và phát thải khí nhà kính.
MECARBON hỗ trợ kiểm kê KNK với 3 hình thức: Tự động, Trực tuyến, Trực tiếp tại cơ sở.
5.2. Đối với kế hoạch cắt giảm phát thải KNK
Xây dựng kịch bản nền (GHG baseline) mức phát thải khí nhà kính trong điều kiện thông thường trong tương lai (khi chưa thực hiện biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính) hay còn gọi là kịch bản BAU. Tính toán và xác định phương án giảm thiểu phát thải dựa trên kịch bản nền.
Dựa trên đó, để xây dựng báo cáo giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ sở:
– Tổng hợp dữ liệu và kết quả tính toán theo quy định của pháp luật.
– Xây dựng kế hoạch thực hiện giảm phát thải
– Xây dựng biện pháp giám sát, đánh giá giảm phát thải
5.3. Hoạt động của MECARBON đã thực hiện
MECARBON tham gia đào tạo tập huấn cho doanh nghiệp. Chúng tôi đã tổ chức nhiều buổi hội nghị, hội thảo, tọa đàm nhằm chia sẻ kinh nghiệm, tập huấn cho các cán bộ đại diện các đơn vị Bắc – Trung – Nam thuộc các Tổng công ty, Tập đoàn, Doanh nghiệp trong và ngoài nước về quy định pháp luật về Biến đổi khí hậu.
MECARBON đồng thời tư vấn kiểm kê và cắt giảm KNK cho nhiều doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực hoạt động như Năng lượng (Tòa nhà thương mại, Cơ sở sản xuất…); Xây dựng (xi măng, luyện kim…); Công nghiệp (Hóa chất, Phân bón…); Chất thải (Bãi chôn lấp, tái chế…)
Nếu Doanh nghiệp cần thêm thông tin chi tiết liên quan đến thực hiện KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH (KNK), hãy liên hệ MECARBON để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp
——————————————————
CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM KÊ VÀ TÍN CHỈ CARBON MECIE
☎ | Hotline: | 0965.355.519 |
✉ | Email: | mecarbon@mecarbon.io |
Địa chỉ: | ||
KV Miền Bắc: | Tầng 5, tòa nhà Nam Hải Lakeview, Lô 1/9A, KCN Vĩnh Hoàng, Quận Hoàng Mai, Hà Nội | |
KV Miền Nam: | Số 3, đường 7, KDC Cityland, Quận Gò Vấp, TP.HCM |