Dù Việt Nam chưa vận hành thị trường tín chỉ carbon chính thức nhưng hàng trăm dự án tín chỉ carbon theo các tiêu chuẩn quốc tế độc lập đang tấp nập triển khai. Không chỉ dễ dàng sớm đạt mục tiêu tham vọng về giảm phát thải khí nhà kính, việc sớm vận hành thị trường tín chỉ carbon sẽ đem lại nguồn tài chính lớn hàng tỷ USD để tiếp tục vận hành, phát triển các dự án tiềm năng…
1. TÍN CHỈ CARBON Ở VIỆT NAM ĐÃ ĐƯỢC BÁN CHƯA?
Nhiều năm nay, Việt Nam sản xuất được tín chỉ carbon và đã bán nhưng những giao dịch này chưa được chú ý nhiều. Trong khi đó, từ năm 2021, Việt Nam bắt buộc phải thực hiện giảm phát thải theo cam kết tại Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. Mặt khác, phát triển thị trường Tín chỉ Carbon & Viêt Nam là một trong những công cụ kinh tế đã được đưa vào Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) được Quốc hội thông qua.
2. BỐI CẢNH CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG CARBON
Nãm 2022 có ý nghĩa đặc biệt khi ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu bước sang giai đọan mới với việc các bên bắt đầu thực hiện Thỏa thuận Paris. Trong đó khuyến khích giảm phát thải nhà kính được cam kết trong Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC). Việt Nam đã hoàn thành NDC cập nhật và đã gửi Ban Thư ký Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu.
Bằng sự quyết tâm, trách nhiệm và bằng nguồn lực trong nước, Việt Nam dự đoán sẽ giảm 9% tổng lượng phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát triển thông thường, tương đương 83,9 triệu tấn CO2. Mức đóng góp giảm nhẹ sẽ tăng lên 27% tương đương 250,8 triệu tấn CO2 khi nhận được hỗ trợ quốc tế.
Theo các chuyên gia, các dự án giảm khí nhà kính theo cơ chế tín chỉ carbon có thể tạo ra mặt hàng tiềm năng để trao đổi, mua bán trên thị trường tín chỉ carbon hàng tỷ đô cả nội địa và quốc tế. Theo đó, nhiều công ty kinh doanh các lĩnh vực khác nhau có thể nhận một khoản thu nhập đáng kể từ việc bán tín chỉ carbon.
Nguyên tắc cơ bản của thị trường carbon là bên mua sẽ trả phí để nhận thêm các tín chỉ, hạn ngạch phát thải nhằm đạt được các mục tiêu giảm phát thải hoặc để hàng hóa đủ điều kiện xuất khẩu vào các thị trường ngặt nghèo quy định về tiêu chuẩn sản xuất xanh.
Theo đó, bên mua là các doanh nghiệp có lượng phát thải CO2 dương, có thể là doanh nghiệp sản xuất thép, xi măng, hóa dầu, sản xuất hóa chất, may mặc…
Ngược lại, bên bán là mọi tổ chức có tổng mức phát thải ròng CO2 âm, đó có thể là đơn vị thực hiện các dự án trồng rừng, doanh nghiệp phát triển dự án năng lượng tái tạo, công ty sản xuất xe điện.
Tín chỉ carbon là chứng nhận có thể giao dịch thương mại thể hiện quyền phát thải một tấn khí CO2 hoặc tương đương. Tại Việt Nam, tín chỉ carbon đang được xem là một mặt hàng mới. Ước tính, mỗi tín chỉ carbon có giá khoảng 5 USD. Mỗi năm, có thể thu về hàng trăm triệu USD.
Để hình thành và phát triển thị trường carbon ở Việt Nam, cần xây dựng, ban hành hệ thống kiểm kê khí nhà kính, hệ thống giám sát phát thải khí nhà kính và hệ thống MRV (đo đạc, báo cáo, thẩm định) cấp quốc gia/ ngành/ tiểu ngành/ cơ sở sản xuất một cách minh bạch, chính xác theo tiêu chuẩn quốc tế; xác định lộ trình giảm phát thải khí nhà kính cho từng ngành/ tiểu ngành…
Bộ TN&MT sẽ xây dựng hệ thống đăng ký quốc gia như bước đầu tiên trong cơ chế quản lý tín chỉ carbon. Tất cả các doanh nghiệp, tổ chức tạo ra tín chỉ carbon tại Việt Nam sẽ có trách nhiệm đăng ký số lượng tín chỉ của mình trên hệ thống. Hơn nữa, bất kỳ giao dịch nào với đối tác nước ngoài đều phải được báo cáo cho Bộ vì những hoạt động đó ảnh hưởng đến mục tiêu giảm phát thải quốc gia.
Việt Nam hiện đang xây dựng Đề án phát triển thị trường carbon trong nước, tập trung vào giao dịch bắt buộc của việc trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính của các doanh nghiệp và trao đổi trong thị trường carbon trong nước, định hướng kết nối với thị trường quốc tế.
3. NGÀNH SẢN XUẤT THÉP VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN CÓ THỂ NGUỒN THU CHO THỊ TRƯỜNG MUA BÁN TÍN CHỈ CARBON Ở VIỆT NAM
Các chuyên gia môi trường nhận định, 2 lĩnh vực có thể đưa ngay vào khai thác nguồn thu cho thị trường mua bán Tín chỉ Carbon ở Việt Nam là sản xuất thép và xử lý chất thải rắn. Với ngành thép, hiện cả nước có trên 300 Doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất gang thép. Ngành này đang duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức cao, ước khoảng 18%/năm cho nguyên liệu sản xuất và 20% cho tiêu dùng. Dù được đầu tư phát triển mạnh trong khoảng thời gian dài nhưng do thiếu kiểm soát chặt chẽ về công nghệ sản xuất đã khiến lượng phát thải của ngành thép ngày càng lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.
Còn với lĩnh vực xử lý chất thải rắn sinh hoạt, theo báo cáo của Bộ Tài Nguyên và Môi trường, trung bình mỗi năm lượng chất thải rắn phát sinh trên toàn quốc khoảng 12 triệu tấn. Đáng quan ngại, 90% tổng lượng chất thải rắn phải xử lý bằng công nghệ chôn lắp. Trong khi đó, kết quả kiểm kê khí nhà kính đối với các hoạt động xử lý chất thải rắn do Bộ Xây dựng thực hiện cho thấy, lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính phát sinh từ bãi chôn lắp rác tăng từ 6.5 triệu tấn CO2 (năm 2014) lên 8.1 triệu tấn (năm 2017).
4. MECARBON HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP
Là một trong những đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực Kiểm kê khí nhà kính và nhiều năm kinh nghiệm và sự chuyên nghiệp trong lĩnh vực môi trường nói chung, MECarbon đã trở thành đối tác chiến lược cho doanh nghiệp trong việc hiện thực hóa các cơ hội và đối phó với các thách thức.
- Hỗ Trợ Chuyên Nghiệp trong Đo Lường và Kiểm Kê Khí Nhà Kính theo ISO 14064-1:2018
- Tư vấn dự án tín chỉ carbon.
- Tư Vấn về Chiến Lược và Đổi Mới Công Nghệ
- Phối hợp với các doanh nghiệp thẩm định dự án
————————————————————————————————————
CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM KÊ VÀ TÍN CHỈ CARBON MECIE
☎ | Hotline: | 0965.355.519 |
✉ | Email: | mecarbon@mecarbon.io |
Địa chỉ: | ||
KV Miền Bắc: | Tầng 5, tòa nhà Nam Hải Lakeview, Lô 1/9A, KCN Vĩnh Hoàng, Quận Hoàng Mai, Hà Nội | |
KV Miền Nam: | Số 3, đường 7, KDC Cityland, Quận Gò Vấp, TP.HCM |